Cầu Tứ Liên là cây cầu nối từ xã Đông Hội huyện Đông Anh sang đường Nghi Tàm quận Tây Hồ, cây cầu có chiều dài 3km.
Sau khi hoàn thành, cầu Tứ Liên sẽ trở thành một trong số các tuyến giao thông chính cho người dân di chuyển từ khu vực huyện Đông Anh vào nội thành Hà Nội. Giảm tải trực tiếp mật độ giao thông cho cầu Chương Dương, Long Biên, Đông Trù hiện nay.
Không chỉ mang lại sự kết nối giao thông thuận lợi, cầu Tứ Liên còn là biểu tượng của khu vực, thể hiện nét tâm linh, văn hóa của Đông Anh. Góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của toàn huyện và khu vực lân cận.
Được thai nghén từ thời điểm năm 2010, khi Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội được phó thủ tướng giao phó lựa chọn hình thức đầu tư vào dự án triển khai xây dựng cầu Tứ Liên của các nhà đầu tư theo quy định hiện hành, phù hợp với quy hoạch khu vực.
Theo quy hoạch chuẩn, phần thân cầu Tứ Liên sẽ có chiều dài 3km, phần nối từ các đường trục lên cầu có chiều dài 4km, tổng cộng là 7km. Cầu kéo thẳng qua sông Hồng, thiết lập một lộ trình mới từ Đông Anh qua hầm đường bộ Hồ Tây, giảm thời gian lưu thông của người dân từ khu vực Cổ Loa, Đông Hội sang khu vực trung tâm thủ đô từ khoảng 40 phút xuống còn 10 phút.
Cầu Tứ Liên được thiết kế theo lối kiến trúc dây văng, vừa đảm bảo chịu lực phù hợp với lưu lượng nước của sông Hồng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Một đầu của cầu nằm ở khu vực Đông Hội, Xuân Canh, Đông Anh, đầu còn lại thuộc nút giao thông bên cạnh khách sạn Thắng Lợi, Nghi Tàm, Tây Hồ.
Quyết định phê duyệt mốc giới và chỉ giới đường đỏ của quy hoạch đoạn đường nối từ quốc lộ 3 mới đến cầu Tứ Liên theo tỷ lệ 1/500 nằm trên địa bàn của huyện Đông Anh đã được Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội ban hành vào năm 2016.
Dựa theo phê duyệt, đoạn giao với đê Tả Hồng ( hướng Bắc của cầu Tứ Liên ) sẽ là điểm đầu, nút giao với trục đường QL3 mới sẽ là điểm cuối ( Cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội ).
Tính theo chỉ giới đỏ của đường và quy hoạch, chiều rộng mặt cắt ngang mỗi bên đường khoảng 50m.
Tổng diện tích nghiên cứu vào khoảng 156ha với 8,3km chiều dài của tuyến đường.
Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố giao cho Viện Quy Hoạch và Xây Dựng Hà Nội làm nhiệm vụ lựa chọn đơn vị uy tín phù hợp với thực tế và quy định lập hồ sơ mốc giới đoạn từ cầu Tứ Liên đến trục đường QL3 cũng như hồ sơ chỉ giới đường đỏ.
Vào tháng 8 năm 2017, ủy Ban Nhân Dân Hà Nội đã bàn hành quyết định 5795/QĐ-UBND nhằm mục đích lựa chọn phương án kiến trúc, thiết kế tổng thể công trình cầu Tứ Liên từ các đơn vị tham gia.
Quyết định được đưa ra nhằm mục tiêu tìm kiếm được phương án tốt nhất về thẩm mỹ, quy hoạch, giải pháp và ý tưởng cho kiến trúc cầu Tứ Liên trong tương lai. Ngoài ra còn phải đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình theo thời gian.
Đến tháng 10 năm 2017, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội tiếp tục bàn hành quyết định 7256/QĐ-UBND, chính thức thành lập hội đồng tuyển chọn những ý tưởng hay, các phương án kiến trúc tối ưu cho việc triển khai, thi công dự án.
Hội đồng sẽ có 23 thành viên trong đó chủ tịch hội đồng là TS Nguyễn Đức Chung ( Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, Ủy viên TW Đảng ), ông Nguyễn Thế Hùng ( Phó chủ tịch Ủy
Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội ) làm phó chủ tịch thường trực, ông Lê Vinh ( GĐ Sở Quy Hoạch và Kiến Trúc Hà Nội ) làm phó chủ tích hội đồng.
Tháng 3 năm 2018, phê duyệt quy chế tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên được Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố ban hành thông qua quyết định 992/QĐ-UBND.