Khu đô thị Thông Minh Sinh Thái tại Kim Chung, Đông Anh có quy mô 385ha Huyện sắp lên quận của Hà Nội, nơi có siêu dự án của Vingroup, tìm chủ đầu tư cho khu đô thị hơn 13.000 tỷ đồng
Vingroup tham gia vào liên danh muốn làm dự án khu đô thị thông minh, sinh thái tổng vốn hơn 33.000 tỷ tại huyện Đông Anh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội vừa công bố kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án khu đô thị thông minh, sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc và Xuân Canh, huyện Đông Anh. Đến hết ngày 28/6, chỉ có 1 đơn vị đăng ký là liên danh Vingroup – Thái Sơn – Long Hải. Trong đó, Thái Sơn là công ty con của Công ty cổ phần Vinhomes với tỷ lệ sở hữu 99,8%.
Dự án mà liên danh của Vingroup muốn đầu tư có quy mô 268 ha, với dân số khoảng 38.500 người sau khi hoàn thành. Tổng vốn đầu tư sơ bộ cho khu đô thị thông minh sinh thái tại Đông Anh này khoảng 33.093 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 2.090 tỷ đồng. Hiện nay, khu đất này chưa giải phóng mặt bằng.
Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao, cho thuê đất. Tiến độ thực hiện đến hết năm 2031.
Dự án được thực hiện với mục tiêu xây dựng khu đô thị sinh thái, văn minh, hiện đại, thân thiện với môi trường, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Dự án nằm trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, cũng như quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở).
Đông Anh là một trong hai huyện tại Hà Nội sẽ lên quận trong thời gian sắp tới. Huyện phía Bắc Hà Nội có diện tích 185 km2, dân số 437.000 và 24 xã, thị trấn.
Hiện Đông Anh gần như chưa có dự án khu đô thị quy mô lớn nào hoàn thành. Tuy nhiên, theo quy hoạch, huyện này cũng có vài dự án với tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD.
Theo thông báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, khu đô thị thông minh – sinh thái này nằm ở ba xã tại huyện Đông Anh gồm Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh. Như vậy, khu đô thị trên cũng gần với dự án “Thành phố thông minh” phía Bắc Hà Nội và công viên Kim Quy, theo hướng từ Cầu Nhật đi sân bay Nội Bài.
Dự án mới có quy mô 268 ha, với dân số khoảng 38.500 người sau khi hoàn thành. Tổng vốn đầu tư sơ bộ cho khu đô thị thông minh sinh thái tại Đông Anh này khoảng 33.093 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 2.090 tỷ đồng. Hiện nay, khu đất này chưa giải phóng mặt bằng.
Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao, cho thuê đất. Tiến độ thực hiện đến hết năm 2031.
Vị trí này cũng tiếp giáp với khu vực sẽ xây dựng cầu Tứ Liên để kết nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ. Hiện tại, chủ đầu tư vẫn hoàn thiện các thủ tục pháp lý cho dự án.
Khu đô thị Thông Minh Sinh Thái tại Kim Chung, Đông Anh được Dự báo quy mô dân số của khu đô thị này khoảng 4.811 người với diện tích thực hiện lên đến 465.622m2.
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội thông báo kêu gọi đầu tư xây dựng khu đô thị mới G8 với tổng mức đầu tư gần 13.259 tỷ đồng, trong đó chi phí thực hiện hơn 12.599 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hơn 659 tỷ đồng.
Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án Khu đô thị Thông Minh Sinh Thái tại Kim Chung, Đông Anh hơn 12.599 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hơn 659 tỷ đồng. Dự báo quy mô dân số khoảng 4.811 người.
Khu đô thị Thông Minh Sinh Thái được thực hiện tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Tổng diện tích đất nghiên cứu sử dụng đất là 465.622m2 (khoảng 46,6ha), trong đó: Phần đất không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư khoảng 18.810m2; còn phần đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư khoảng 446.812m2. Quy mô dân số khoảng 4.811 người.
Tiến độ thực hiện dự án là 5 năm tính từ thời điểm có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày nhà đầu tư được Nhà nước quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất.
Hạn cuối nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án là 17h ngày 4/8/2024.
Khu đô thị mới G8 nằm trong danh mục 36 dự án được UBND TP. Hà Nội ký quyết định thu hút đầu tư đợt 1 năm 2024 vào ngày 24/4/2024 vừa qua.
Huyện Đông Anh là một trong 2 huyện thuộc thành phố Hà Nội đang được đề xuất lên quận trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của địa phương. Hiện tại, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng nơi đây đang được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực. Nhiều dự án lớn cũng được thành phố Hà Nội kêu gọi đầu tư.
Ngoài G8, huyện Đông Anh còn có 6 dự án khu đô thị đang được thành phố kêu gọi đầu tư, gồm: dự án Khu đô thị mới G3 (vốn đầu tư 8.127 tỷ đồng) tại các xã Kim Chung, Đại Mạch; Khu đô thị mới G13 (3.113 tỷ đồng) nằm tại xã Mai Lâm, Đông Hội; Khu đô thị mới G8 (3.153 tỷ đồng) tại xã kim Nỗ, Kim Chung; Khu đô thị mới G17 (5.892 tỷ đồng) tại xã Nam Hồng.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 được tổ chức vào ngày 24/4/2024, ông Phạm Thiếu Hoa – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Vinhomes cũng đã tiết lộ một số thông tin về dự án Vinhomes Cổ Loa. Dự án đang ở bước pháp lý cuối cùng, sẵn sàng triển khai, và có thể được mở bán sau khi hoàn tất thủ tục pháp lý và tuỳ thuộc vào điều kiện thị trường.
Dự án này có quy mô 385ha, tổng vốn đầu tư lên tới hơn 42.000 tỷ đồng, có vị trí tại các xã Xuân Canh, Đông Hội và Mai Lâm, huyện Đông Anh.
Trong đó, Vingroup cũng có một dự án quy mô lớn khác ở Đông Anh là Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia và khu đô thị Vinhomes Cổ Loa. Công ty con của Vingroup – Công ty Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) là chủ đầu tư của dự án quy mô 265 ha nằm tại các xã Xuân Canh, Đông Hội và Mai Lâm.
Huyện Đông Anh sắp lên quận của Hà Nội giá đất chạm mốc 200 triệu đồng/m2 chuẩn bị có dự án kết nối trục Nhật Tân – Nội Bài
UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt phương án, vị trí 2 tuyến đường kết nối trục Nhật Tân – Nội Bài nằm trên địa phận của huyện ngoại thành.
2 tuyến đường kết nối trục Nhật Tân – Nội Bài
UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt phương án triển khai 2 tuyến đường giao phía Tây và phía Đông trục đường Nhật Tân – Nội Bài với quy mô 4-6 làn xe.
Theo đó, tuyến đường Nam Hồng – Tiên Dương, tỷ lệ 1/500 được phê duyệt có điểm đầu giao với đường quy hoạch 30m phía Đông trục Nhật Tân – Nội Bài, điểm cuối giao với tuyến đường quy hoạch LK48 B = 40m, chiều dài khoảng 1,2km; đoạn 2 từ tuyến đường quy hoạch B = 30m phía Đông khu đấu giá quyền sử dụng đất Bắc đường 23B tại xã Tiên Dương đến tuyến đường Vân Nội – Uy Nỗ, chiều dài khoảng 1,6km.
Tuyến đường Vân Nội – Uy Nỗ, tỷ lệ 1/500 do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập, được Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội thẩm định. cũng được phê duyệt với vị trí tuyến đường có điểm đầu giao với đường quy hoạch 30m phía Đông trục Nhật Tân – Nội Bài, điểm cuối giao với tuyến đường quy hoạch LK48 (B = 40m), chiều dài khoảng 1,2km. Hướng tuyến Đông – Tây với bề rộng mặt cắt ngang điển hình 40m bao gồm các thành phần: Lòng đường 2×11,25m (6 làn xe), dải phân cách giữa 3m, vỉa hè 2×7,25m.
Bất động sản “sốt nóng” tại huyện Đông Anh
Tháng 5 vừa qua, UBND TP. Hà Nội đã trình HĐND thành phố Tờ trình và đề án chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025. Theo đó, việc đưa huyện Đông Anh lên quận trước năm 2025 là một trong những mục tiêu đến năm 2030 của thành phố. Trước thông tin này, thị trường bất động sản khu vực ven đô, nhất là tại huyện Đông Anh đã bắt đầu sôi động khi nhận được lượng quan tâm lớn từ cá nhân và giá đất vì thế cũng có dấu hiệu “sốt nóng”.
Theo thống kê của Batdongsan.com.vn, quý II/2024 ghi nhận mức độ quan tâm đất nền của huyện Đông Anh bật tăng 104% và giá bán tăng 24% so với quý I/2024. Cụ thể ở từng địa phương, các xã như Đông Trù, Lễ Pháp, Tiên Dương, Uy Nỗ, Đông Hội… có vị trí mặt đường lớn kinh doanh đang có giá chào bán 170-220 triệu đồng/m2. Ở các vị trí kinh doanh không thuận tiện bằng các vị trí trên, thị trường cũng ghi nhận mức tăng đáng chú ý so với quý I/2024.
Trước tình trạng này, các chuyên gia đánh giá, bất động sản tại Đông Anh có dấu hiệu tăng “ảo” và giao dịch thực tế không có nhiều. Nhà đầu tư cần hết sức tỉnh táo, để tránh rơi vào bẫy đã được giăng sẵn của những người đầu cơ hay môi giới.